Một trong những điều được người tiêu dùng quan tâm hiện nay là nông nghiệp hữu cơ và nông nghiệp sạch có phải là một không? Về bản chất, giống nhau là sản phẩm sạch, an toàn và truy nguyên được nguồn gốc nhưng khác nhau là phương thức và điều kiện canh tác…

   Theo đó, Nông nghiệp hữu cơ là sản xuất theo kiểu tự nhiên, truyền thống để tạo ra sản phẩm. Sản phẩm được chứng nhận đạt tiêu chuẩn hữu cơ khi thỏa mãn các yêu cầu:

  • Không sử dụng giống biến đổi gen
  • Không sử dụng phân hóa học
  • Không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
  • Không sử dụng thuốc trừ sâu dạng hóa học
  • Không sử dụng các chất bảo quản cấm
  • Sử dụng nước sạch hoàn toàn.

   Nếu đất đã dùng phân hóa học, thuốc BVTV thì phải cách ly khoảng 3 năm mới được sử dụng. Sản phẩm khi thu hoạch, vận chuyển, chế biến bảo quản phải sử dụng công cụ và bao bì sạch.

   Đối chiếu lại lịch sử canh tác của nông dân Việt Nam thì mấy ngàn năm qua, nông dân đã sử dụng các vật liệu, giống tự nhiên, không có hóa học, nên cũng được gọi là nông nghiệp hữu cơ. Tuy vậy cũng có khi chưa phải lúc nào cũng được gọi là nông nghiệp sạch.

NÔNG NGHIỆP SẠCH VẪN CHO PHÉP NGƯỜI NÔNG DÂN SỬ DỤNG:

  • Tất cả các loại giống, kể cả giống chuyển gen
  • Cho phép sử dụng phân hóa học,
  • Cho phép sử dụng thuốc trừ sâu hóa học
  • Cho phép sử dụng thuốc diệt cỏ bằng hóa học

   Tất cả ở trong mức độ nhất định. Sản phẩm sạch phải theo một hệ thống kết hợp kinh nghiệm và số liệu để chứng minh mức độ tồn dư của chất đó không gây tổn hại dù sử dụng liên tục. Trong hoạt động sản xuất cũng không gây ra ô nhiễm môi trường. Vượt ngưỡng quy định đó là thuộc loại sản phẩm không sạch. Dựa vào tiêu chuẩn của từng nước, từng khu vực hay quy định chung của thế giới để đánh giá.

   Như vậy người sản xuất phải bảo đảm được yêu cầu cần thiết cho sản phẩm của mình. Họ phải biết điều chỉnh lượng phân bón, thuốc trừ sâu, nguồn nước đảm bảo cho tiêu chuẩn của từng khách hàng. Tiêu chí để đánh giá sản phẩm sẽ dựa vào các tiêu chuẩn như VietGAP, Asean GAP, GlobalGAP.

   Tuy nhiên khi sản xuất, người trồng phải theo dõi thông tin của khách hàng để điều chỉnh cho phù hợp. Ví dụ, khi người Nhật thay đổi yêu cầu dư lượng Metalaxy từ 0,1ppm xuống 0,05ppm trong hạt tiêu Viêt Nam. Biết được yêu cầu của khách hàng thì người sản xuất phải thay đổi hoặc không sử dụng hóa chất này cũng như thời gian cách ly. Phân bón hóa học cũng vậy.

   Muốn đạt chuẩn chất dinh dưỡng không vượt mức cho phép thì phải giảm thiểu số lượng hóa chất sử dụng, nhất là loại phân đạm. Thực tế sản xuất sạch theo tiêu chuẩn GAP cũng không phải đơn giản. Ví dụ GlobalGAP gồm có 12 nội dung chính trong đó có 68 chỉ tiêu người sản xuất phải tuân thủ:

  • Các vật liệu và điều kiện sản xuất phải có lý lịch rõ ràng.
  • Sản phẩm được kiểm tra, chứng minh bằng số liệu phân tích.
  • Được một đơn vị có năng lực, có chức năng chứng nhận.
  • Có thể truy nguyên được nguồn gốc xuất xứ.

VẬY TRONG SẢN XUẤT, NÔNG DÂN NÊN LÀM THEO NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ HAY THEO TIÊU CHUẨN GAP? 

   Bộ NN-PTNT vẫn khuyến khích canh tác theo hướng hữu cơ. Hiện đã có trang trại và HTX đang sản xuất theo hướng này, và có những kết quả đáng khích lệ. Khách hàng nghe nói sản phẩm hữu cơ thường an tâm hơn dù giá cả còn cao. Nông nghiệp sạch đạt tiêu chuẩn GAP ở Việt Nam đã có nhiều mô hình và quy mô, bà con đã làm quen, chỉ cần có tổ chức và giải quyết đầu ra ổn định thì khả năng mở rộng nhanh chóng và mạnh mẽ.

   Vả lại sản xuất sạch theo GAP vẫn cho phép sử dụng phân bón hóa học là nhân tố quan trọng để có sản lượng nhiều hơn, đáp ứng nhu cầu ngày một tăng cao mà diện tích canh tác ngày một thu hẹp.

   Vì vậy, sản xuất theo hướng tăng cường phân bón hữu cơ, quản lý sâu bệnh theo hướng hữu cơ sinh học sẽ là bước đi chủ yếu…

   Trên đây là những thông tin về cách phân biệt nông nghiệp hữu cơ và nông nghiệp sạch.

Mọi thông tin tư vấn về sản phẩm hữu cơ, vui lòng liên hệ với Agriworld để được phục vụ nhé: 

Website: https://agriworld.com.vn/

Hotline: 0935.101.105